Bài viết sau đây, Mẹo cực hay muốn gửi đến bạn những điều phụ huynh nên biết để dạy con hiệu quả.
Toán tư duy là gì?
Môn toán rèn luyện tư duy liên hệ logic trong não bộ con người. Bao gồm thông qua các con số, phép tính, phương trình và hình học…
Toán tư duy giúp người học hiểu bản chất vấn đề, bài toán. Thay vì áp theo khuôn lý thuyết máy móc.
Do đó, toán tư duy không hề có công thức tính toán nhanh bằng mẹo, các công cụ phụ trợ như bàn tính hay công thức mẫu.
Trẻ buộc phải vận dụng tư duy, tìm ra mấu chốt bài toán và giải chúng.
Nhờ đó, não bộ của trẻ cũng phát triển toàn diện dần theo năm tháng nếu rèn luyện toán tư duy đúng cách.
Trẻ mấy tuổi nên tiếp cận toán tư duy?
Trẻ nên tiếp cận với toán tư duy khi não bộ trong giai đoạn phát triển.
Cụ thể là từ 4 – 14 tuổi nên bắt đầu khi trẻ học lớp mầm hoặc tiểu học kéo dài đến cấp 2.
Ở lứa tuổi này, não của bé đang phát triển từ 60-70% thể tích so với não của người lớn.
Đồng thời, năng lực tiếp thu khá tốt và chưa quá áp lực việc học ở nhà trường.
Vì sao nên cho trẻ học toán tư duy từ nhỏ?
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thích thú khám phá, học hỏi, bắt chước.
Chúng học những điều này thông qua tiếp xúc với môi trường và các trò chơi.
Nếu toán tư duy tạo được sự yêu thích từ trẻ, trẻ sẽ rất nhanh chóng học hỏi được những ưu điểm, kỹ năng của môn này.
Trí thông minh, khả năng tư duy nhanh nhẹn của trẻ là yếu tố bẩm sinh. Tuy nhiên, chúng lại ở dạng tiềm ẩn.
Để trẻ thực sự thông minh, học giỏi rất cần sự giáo dục và rèn luyện đúng.
Do đó, giúp trẻ có cơ hội làm quen sớm với việc vận động trí não chính là “đánh thức” trí thông minh bẩm sinh.
Khi trẻ còn nhỏ, trẻ không tự định hình một việc khó hay dễ. Trẻ thấy thích thì sẽ dễ. Thấy không hào hứng thì cho là khó.
Vì thế, nếu phụ huynh biết chọn những bài toán tư duy thú vị thì trẻ sẽ thấy học toán thật dễ dàng.
Có nên cho con học toán tư duy?
Toán tư duy bao gồm rất nhiều yếu tố: lý luận, mô hình hóa và tạo mối liên hệ giữa các ý tưởng.
Học sinh phải xác định được mục tiêu, lựa chọn được thuật toán cần dùng để giải toán.
Quá trình tự tư duy này dần trau dồi khả năng tư duy để sử dụng trong mọi suy nghĩ, hành động của mình.
Khi tư duy, trẻ thiết lập được khuynh hướng nhìn các sự vật – sự việc theo cách toán học.
Sau đó, trẻ sẽ vạch ra con đường tìm kiếm lời giải thích hợp lý.
Thái độ này đóng góp khả năng quyết định cách sống cho trẻ sau này.
Có được khả năng tư duy sắc bén chính, thái độ quyết tâm giải quyết vấn đề là chìa khoá hỗ trợ ta trong tất cả ngành nghề khoa học, công nghệ, kinh tế…
Do đó, trẻ học toán tư duy sẽ rèn luyện được 5 kỹ năng quan trọng: tập trung, quan sát, tưởng tượng, tư duy và ghi nhớ nhanh.
Ngoài ra, trẻ sẽ có thêm hứng thú với toán học. Làm tiền đề để trẻ chăm học toán và học tốt hơn khi vào lớp 1.
Toán tư duy bằng hình ảnh
Chúng ta có thể xen kẽ các bài bằng con số, phép tính, toán soroban với hình ảnh. Như vậy, trẻ sẽ không bị quá tải, nhàm chán.
Toán bằng hình ảnh cũng rất phù hợp với trẻ nhỏ (mầm non, lớp 1, tiểu học).
Một số dạng cơ bản thường gặp:
- Nhận biết hình dáng, màu sắc
- So sánh (nhiều hơn – ít hơn, lớn – bé – bằng)
- Tư duy khoảng cách
- Tìm đường đi trong mê cung
- Phép tính đơn giản
- Tìm quy luật của dãy số
- Nối vật ở hai ô có liên quan
Toán tư duy không chỉ là một môn học mà còn là cách rèn luyện não bộ hiệu quả dành cho trẻ từ mầm non đến cấp 2. Nếu học tốt, trẻ sẽ phát triển toàn diện và dễ dàng hòa nhập với môn toán khi vào lớp 1.
Nguồn: wikipedia.